Quạt điện sau khi hoạt động một thời gian sẽ bị bám đầy các loại bụi bẩn. Đặc biệt là phần cánh quạt – bộ phận tạo gió cho quạt điện. Vậy làm thế nào để vệ sinh cánh quạt bị bụi bẩn một cách hiệu quả và an toàn? Cùng xem bài viết các mẹo vệ sinh cánh quạt bị bụi bẩn hiệu quả, an toàn sau đây nhé!

Tại sao cần vệ sinh cánh quạt và lưu ý khi thực hiện là gì?

Quá trình sử dụng quạt chúng ta phải thường xuyên thực hiện công việc vệ sinh cánh quạt. Nguyên nhân là do trong quá trình hoạt động quạt sẽ cuốn vào rất nhiều bụi bẩn khi quay. Nếu không kịp thời vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận cũng như sức khỏe người sử dụng. Theo đó nếu không được làm sạch bộ phần này sẽ hoạt động chậm và khiến hiệu suất làm mát bị giảm. Như vậy vừa không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vừa gây lãng phí điện năng. Do vậy vệ sinh cánh quạt sẽ giúp cho thiết bị hoạt động tốt, kéo dài tuổi thọ.

Quá trình vệ sinh cánh quạt nói riêng và quạt điện nói chung chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Kiểm tra và rút nguồn điện kết nối với quạt trước khi tiến hành vệ sinh
  • Quá trình vệ sinh không nên sử dụng các chất có tính tẩy rửa mạnh để lau chùi. Những chất này có thể ăn mòn cánh quạt cũng như các bộ phận khác của quạt.
  • Quá trình vệ sinh nên tháo rời cánh quạt để vệ sinh cho an toàn. Tránh tình trạng nước ngấm vào bên trong động cơ gây chập cháy khi sử dụng.
  • Vệ sinh cánh quạt xong phải lau chùi thật khô trước khi lắp lại để dùng.

Tại sao cần vệ sinh cánh quạt và lưu ý khi thực hiện là gì?

Một số mẹo vệ sinh cánh quạt cực hay và cực dễ cho bạn

Bạn đang lo ngại vì nghĩ vệ sinh cánh quạt sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Đừng lo lắng hãy bỏ túi ngày một số mẹo vệ sinh cánh quạt bị bụi bẩn cực dễ sau đây nhé:

Vệ sinh cánh quạt bằng Baking soda và giấm trắng

Với cách này đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị chén nhỏ, bình xịt một ít giấm và baking soda. Tiến hành trộn đều chúng với khoảng 250ml nước sạch và nước rửa chén để làm dung dịch vệ sinh.

Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi đồng nhất và tạo thành các bọt nước thì đổ vào bình xịt. Tiến hành xịt dung dịch này lên phía trước và phía sau của cánh quạt. Dùng khăn hoặc vải mềm lau sạch nhiều lần cho đến khi sạch vết bẩn. Với công thức này giấm ăn sẽ làm mềm vết bẩn còn baking soda sẽ đánh bay mảng bám, bụi bẩn.

Vệ sinh cánh quạt bằng Baking soda và giấm trắng

Làm sạch cánh quạt như mới bằng cọ rửa thông thường.

Với một chiếc cọ rửa thông thường chúng ta vẫn có thể làm sạch cánh quạt nhanh chóng. Bạn chỉ cần chuẩn bị một miếng cọ rửa xốp và cắt nó thành các miếng nhỏ vuông vắn. Tiếp đến nhúng miếng xốp này vào nước tẩy rửa chuyên dụng cùng với một ít nước. Tiến hành chà nhẹ miếng xốp vào cánh quạt theo hướng từ trong ra ngoài để làm sạch cánh quạt. Tiến hành lau cho đến khi cánh quạt sạch bóng thì dùng vải mềm lau sạch chất tẩy rửa. Để khô cánh quạt sau đó lắp cánh quạt vào trục rồi sử dụng như ban đầu.

Với cách vệ sinh này chúng ta nên duy trì 2 lần/tuần để đảm bảo vệ sinh. Nhất là trong những ngày hè nắng nóng cần sử dụng quạt liên tục.

blank

Làm sạch cánh quạt như mới bằng cọ rửa thông thường.

Vệ sinh cánh quạt bị bụi bẩn đúng cách và an toàn

Để vệ sinh cánh quạt đúng cách chúng ta hãy cùng thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Ngắt nguồn điện và tháo rời cánh quạt

Để đảm bảo an toàn ta cần rút hết dây điện nối với quạt và thực hiện tháo lồng quạt. Tiến hành tháo cánh quạt bằng cách vặn và giữ núm theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

blank

Ngắt nguồn điện và tháo rời cánh quạt

Bước 2: Vệ sinh cánh quạt và lồng quạt cẩn thận

Sử dụng dung dịch tẩy rửa nhẹ như xà phòng, nước rửa chén để vệ sinh lồng quạt, cánh quạt. Sau đó lau chùi chúng hoặc để ra nơi khô ráo trước khi lắp ráp lại. Trường hợp lồng quạt và cánh quạt bám bụi quá lâu và khó đi, hãy ngâm chúng khoảng 15 phút. Hoặc pha hỗn hợp như đã nói ở mục 2 để tiến hành làm sạch hiệu quả hơn.

Bước 3: Làm sạch và bảo dưỡng trục quay của quạt

Trục quay là một bộ phận rất quan trọng của quạt nhưng rất dễ bị kẹt do bám bụi. Vì vậy khi vệ sinh cánh quạt chúng ta nên lưu ý vệ sinh thêm cả bộ phần này. Muốn vệ sinh trục quay chúng ta cần phải tháo rời ốc vít bảo vệ trục quay. Sau đó sử dụng khăn khô để làm sạch, tuyệt đối không sử dụng khăn quá ẩm hoặc nhúng nước.

Trường hợp trục quay có dấu hiệu bị cứng không thể xoay linh hoạt. Chúng ta có thể bảo dưỡng bằng cách tra thêm vài giọt dầu máy bôi trơn. Việc này sẽ giúp cho trục quay linh hoạt đảm bảo hiệu suất hoạt động. Đồng thời tiêu hao ít điện năng hơn khi sử dụng.

Bước 5: Lắp ráp lại lồng quạt cũng như cánh quạt

Sau khi lồng quạt và cánh quạt đã được làm sạch và để khô hoàn toàn hãy tiến hành lắp ráp chúng lại. Hãy làm ngược lại trình tự các bước tháo rời lúc ban đầu. Lưu ý là nhớ lắp ráp đúng ốc vít theo thứ tự để tránh sai sót. Chúng ta sẽ cố định cánh quạt trước sau đó đến lồng quạt và cuối cùng là nẹp khung quạt.

blank

Lắp ráp lại lồng quạt cũng như cánh quạt

Bước 6: Chạy thử quạt để kiểm tra sau khi vệ sinh

Sau khi lắp đầy đủ bộ phận về trạng thái ban đầu ta cần cắm điện và chạy thử để kiểm tra. Nếu không có vấn đề gì xảy ra thì việc vệ sinh quạt đến đây là hoàn tất.

Lời kết

Trên đây là bài viết Mách bạn các mẹo vệ sinh cánh quạt bị bụi bẩn hiệu quả, an toàn. Chúc các bạn có thêm tự tin và đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều mẹo hay.